Quá trình sản xuất vaccine và Nhật chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine covid 19 cho Việt Nam

Quy trình sản xuất vaccine như thế nào? Tầm quan trọng của vaccine trong đời sống của các nước trên thế giới nói chung cũng như Việt Nam nói riêng.

Vaccine được tạo ra bằng cách sử dụng vi-rút hoặc vi khuẩn gây bệnh, nhưng ở dạng sẽ không gây hại cho người sử dụng. Thay vào đó, virus hoặc vi khuẩn bị suy yếu, bị giết hoặc một phần khiến hệ thống miễn dịch của chúng ta phát triển các kháng thể bảo vệ cơ thể.

6 công đoạn tự động trong quy trình sản xuất vacxin  covid 19 tại Việt Nam

Từ tháng 6, khoảng 300 nhân viên công ty Nanogen (khu công nghệ cao, Quận 9) tập trung nghiên cứu, sản xuất vaccine Covid – 19 mang tên Nano Covax. Được nghiên cứu dựa trên S- protein, sử dụng công nghệ protein tái tổ hợp. 

Vaccine Nano Covax sau quá trình nghiên cứu được đưa vào sản xuất hàng loạt. Quá trình sản xuất vaccine theo dây chuyền lọ, những công đoạn đầu gồm 6 khâu: rửa và tiệt trùng lọ thủy tinh chứa vaccine; cân, lọc vô trùng và pha chế; chiết rót vaccine từ bình lớn vào lọ; đóng lọ; siết niềng nhôm; soi cảm quan và trữ lạnh vaccine; cuối cùng là dán nhãn, mã hóa bao bì và đóng gói sản phẩm. 6 khâu này được hoạt động trên dây chuyền tự động, một chiều, thông suốt.

Đặc biệt giai đoạn trước pha chế, cần tiếp liệu thủ công và đem vaccine đi trữ lạnh thì không ai được tiếp xúc vào sản phẩm.

Công đoạn 1: rửa và tiệt trùng lọ thủy tinh chứa vaccine

Công nhân đưa lọ thủy tinh từ khay đựng vào băng chuyền rửa tự động. Súc rửa hài lần bằng nước cất sau đóng thổi khí nóng sấy hai lần rồi tiệt trùng ở 300 độ C. 

ve-sinh-lo-thuy-tinh-dung-vacxin-min

Cân , lọc vô trùng và pha chế:

Trong quá trình sản xuất vaccine đây được cho là khâu quan trọng nhất, không được phép xảy ra sai sót, dù là nhỏ nhất! 

Sau khi nhận được nguyên liệu, kỹ thuật viên phối trộn protein với tá dược dựa theo công thức định sẵn bằng máy đã được lập trình và mã hóa.

Tất cả nhân viên vận hành máy đều bằng tài khoản và mật khẩu được cấp riêng. Không ai được phép can thiệp vào thông số kỹ thuật nhằm bảo đảm không xảy ra bất kỳ sai sót chủ quan nào. Luôn có cán bộ kiểm định chất lượng và giám sát chặt chẽ.

mac-bao-ho-trong-phong-chiet-rot-min

Chiết rót nối tiếp sau khâu pha chế:

Hệ thống máy đã được lập trình sẵn liều lượng ml cho mỗi lọ, chiết một lần duy nhất và dập nắp cao su.

Cấp sạch trong phòng này phải duy trì ở mức độ B – sạch ngang so với máu.

Tất cả các kỹ thuật viên phải mặc hai lớp bảo hộ lao động, chất liệu chống thấm, đeo hai lớp gắng tay cao su. Bọc kín từ đầu đến ngón chân, chỉ hở mắt.

sieng-nap-nhom-va-dong-nap-nhua-min

Sau đó các lọ vaccine lần lượt được siết niềng nhôm và dập nắp nhựa phía ngoài cùng, nhằm bọc kín lọ 100%

kiem-tra-va-dan-nhan-min

Ở khâu niềng nắp nhôm: có máy kiểm đếm tự động số lượng lọ vaccine. Một kỹ thuật viên đứng cuối băng chuyền sẽ quan sát (soi cảm quan) kiểm tra lọ vaccine nào bị lỗi để loại trừ.

soi-cam-quan

Cuối cùng, lô vaccine mới sản xuất được đem đi bảo quản lạnh: từ 2-8 độ C, nhiệt độ lạnh thông thường. 

Sau khi soi cảm quan một lần nữa, tất cả được dán nhãn bằng hệ thống máy dán nhãn nhanh chóng, dán chuẩn. 

==> XEM NGAY: “Máy dán nhãn vaccine covid 19 chất lượng – chuyên nghiệp”

Ứng dụng cho chuỗi hệ thống sản xuất khép kín. Mã hóa bao bì và đóng gói sản phẩm, lưu kho.

Tất cả quy trình sản xuất vaccine đều phải được kiểm định chuẩn chất lượng.

VIDEO ỨNG DỤNG MÁY DÁN NHÃN TỰ ĐỘNG VÀO HỆ THỐNG QUY TRÌNH SẢN XUẤT VACCINE COVID 19

 

Phòng kiểm định chất chất lượng phải kiểm tra 8 tiêu chuẩn khác nữa, về độ chính xác, an toàn, tinh sạch, độc tính… của vaccine. Chỉ cần một tiêu chuẩn không đạt, toàn bộ lô vaccine phải hủy bỏ.

kiem-tra-va-hoan-thanh

Nhật Bản chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine Covid-19 cho Việt Nam

Ngày 27/7 Thông tin được tiến sĩ Nguyễn Ngô Quang, Phó cục trưởng Cục khoa học công nghệ và Đào tạo, Bộ y tế chia sẻ. Công nghệ vaccine được chuyển gia là Recombinant SARS – CoV-2 Spike Protein (BaculovirusExpression Vector System), tức công nghệ sản xuất vaccine tái tổ hợp. Hiện các bên đã ký thỏa thuận bảo mật để tiếp cận hồ sơ vaccine và công nghệ.

Vabiotech cùng Công ty cổ phần tiến bộ Quốc tế (AIC) và Công ty Shionogi Nhật Bản, đã ký thỏa thuận chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine. Công nghệ BaculovirusExpression Vectoer System được Shionogi ứng dụng vào nghiên cứu và sản xuất một loại vaccine Covid-19 ở Nhật Bản. 

Japan, Ngày 7/7 từ lời dẫn của lãnh đạo công ty cho biết vaccine covid-19 của Shionogi có thể la vaccine nội địa Nhật đầu tiên được sản xuất. Vẫn đang trong quá trình thử nghiệm lâm sàng. Đang mở rộng các thử nghiệm, xem xét tiến hành tại các vùng có dịch ở Đông NAm Á và Châu Phi. 

Trước đó, Vabiotech và Công ty DS-Bio đã ký thỏa thuận với Quỹ đầu tư trực tiếp của Nga (RDFI). Bắt đầu đóng ống vaccine Sputnik-V từ bán thành phẩm từ tháng 7. Lô vaccine đầu tiên khoảng 30.000 liều, đã được gửi sang Nga để kiểm định chất lượng, dự kiến đến ngày 10/8 có kết quả. Sau đó, công ty sẽ đóng ống Sputnik V với quy mô 5 triệu liều một tháng, có thể bắt đầu ngay trong tháng 8 với tối thiểu 500.000 liều, tiến tới chuyển giao công nghệ sản xuất với quy mô 100 triệu liều một năm.

Mỹ cũng đã chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine mRNA cho Tập đoàn VinGroup vào hồi tháng 5. Bộ Y tế đang hướng dẫn để tiến hành thử nghiệm vào tháng 8. Nhà máy do Vingroup đầu tư dựa trên tiêu chí của nhà sản xuất tại Mỹ, công suất 100-200 triệu liều một năm.

Nguồn: vnexpress

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *