7 Lãng Phí Trong Sản Xuất Cần Loại Bỏ Ngay

Posted on Tin tức 4189 lượt xem

7 Lãng Phí Trong Sản Xuất Cần Khắc Phục Ngay !!!

Một thực tế hiện nay là bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tăng lợi nhuận thì ngoài việc gia tăng doanh thu, còn cần CẮT GIẢM NGAY 7 lãng phí trong sản xuất dưới đây, tránh dư thừa.
Nhận diện và khắc phục được khác lãng phí trong sản xuất mang lại hiệu quả công việc tốt hơn, từ đó làm nền tảng để doanh nghiệp phát triển bền vững hơn!

NHẬN ĐỊNH VỀ CÁC LOẠI LÃNG PHÍ TRONG SẢN XUẤT

Theo nghiên cứu được thống kê hiện nay, việc lãng phí được chia thành 2 mảng chính xuyên suốt trong sự phát triển của doanh nghiệp:
Lãng phí cần thiết
Lãng phí không cần thiết
Lãng phí cần thiết: Là lãng phí không làm gia tăng giá trị doanh nghiệp, tuy nhiên vẫn cần để có thể hoàn thành được công việc một cách tốt nhất.
VD: Hoạt động báo cáo, họp ban, đào tạo,…
Lãng phí không cần thiết: Không làm tăng giá trị cho doanh nghiệp, những bước dư thừa trong quá trình sản xuất và không phát huy được hết năng suất của doanh nghiệp. => CẦN LOẠI BỎ NGAY!

7 loại lãng phí trong sản xuất:

Vận chuyển – Transportation
Tồn Kho – Inventory
Thao tác – Motion
Chờ đợi – Waiting
Xử lý thừa – Over processing
Sản xuất thừa – Over production
Sai lỗi – Defect

Giải thích – nhận diện 7 lãng phí trong sản xuất:

1. Vận chuyển ( transportation):

Mỗi khi sản phẩm được vận chuyển từ kho này tới kho khác, hay từ kho tới phân xưởng sản xuất hoặc giữa các công đoạn với nhau đều tính là thời gian chậm trễ. Chưa kể sẽ gây ra nguy cơ hỏng hóc, thất thoát hàng hóa… => GÂY LÃNG PHÍ, dư thừa
2. Tồn kho ( Inventory) :

Các dạng tồn kho có thể hiểu như: nguyên liệu dư thừa, các sản phẩm hoàn thiện. Đây là lý do cốt lõi vì sao nhìn thấy đơn hàng mà lại k có lợi nhuận cao, gây ra lãng phí cả cho nhà sản xuất và phía khách hàng.
3. Thao tác ( Motion):

Đây là khâu mà hầu hết các doanh nghiệp đang gặp phải vấn đề chưa tối ưu được. Lãng phí gây ra do thao tác trong quá trình sản xuất. Đó là các hoạt động đi lại, chuyển động tay chân không cần thiết của công nhân.
Ví dụ: Đi lại khắp xưởng để tìm dụng cụ, trang thiết bị để ở khu vực cao quá hoặc thấp quá,…Tất cả những điều đó đều làm chậm tiến độ sản xuất của doanh nghiệp.
4. Chờ đợi ( Waiting) :

Chờ đợi được coi là thời gian mà công nhân hoặc máy móc nhàn rỗi, do cả tác động chủ động và khách quan. Chủ động là việc không đủ đáp ứng máy móc và công nhân vận hành liên tục. Khách quan là sự tắc nghẽn trong sản xuất gây ảnh hưởng đến thời gian hoạt động của máy móc, công nhân…Trong khi đó, chi phí cho thiết bị cũng như nhân công đều phải có ..Dẫn đến tình trạng làm tăng chi phí trên từng sản phẩm.

5. Xử lý thừa ( Over processing) :

Nghĩa là tiến hành công việc nhiều hơn mức khách hàng yêu cầu cả về chất lượng lẫn tính năng của sản phẩm. Thực hiện những quy trình không nằm trong phạm vi khách hàng yêu cầu…Gây ra dư thừa

6. Sản xuất thừa ( Over production )

Sản xuất thừa nghĩa là sản xuất nhiều hơn hay sớm hơn so với những gì được yêu cầu một cách không cần thiết. Việc này làm tăng rủi ro lỗi thời của sản phẩm, tăng rủi ro về sản xuất sai chủng loại. Từ đó dẫn tới việc phải bán rẻ hoặc có thể bị loại bỏ đi.
Sản xuất dư thừa được coi là loại lãng phí NGUY HIỂM nhất vì nó dẫn tới khả năng gây ra các dạng lãng phí khác.
7. Sai lỗi/ Khuyết tật ( Defect)
Là những sai sót của sản phẩm trong việc đáp ứng quy định của khách hàng. Bao gồm những thiếu sót về sản phẩm, sai sót về thủ tục, giấy tờ, cung cấp thông tin sai lệch về sản phẩm, sử dụng nhiều hơn nguyên vật liệu cho phép, giao hàng trễ…
Đây là một trong những thiếu sót nội bộ cần được tối ưu hóa một cách triệt để. Phải chuẩn từ quy trình sản xuất bên trong, như vậy mới tạo ra được chất lượng tốt nhất, tạo niềm tin cho khách hàng.

Lợi ích của việc loại bỏ các loại lãng phí trong sản xuất

Việc doanh nghiệp phát hiện ra 7 loại lãng phí trong sản xuất là một điều cực kỳ quan trọng.

  • Giúp doanh nghiệp phát hiện ra cơ hội để khai thác và cải cách lại quá trình sản xuất.
  • Tối ưu lại quy trình sao cho chuẩn hợp, chuyên nghiệp hơn tránh dư thừa đáng kể
  • Tạo được giá trị sản phẩm tốt hơn, thúc đẩy năng suất lao động đạt mức cao nhất
  • Tạo dựng niềm tin đối với phía khách hàng, mang lại giá trị lợi nhuận lâu dài và bền vững.

Để thực hiện được việc khắc phục 7 loại lãng phí trong sản xuất, mỗi công ty đơn vị cần có định hướng sản xuất, kinh doanh phù hợp.
Cần xây dựng kế hoạch sản xuất hợp lý đảm bảo. Đáp ứng yêu cầu khách hàng mà không gây lãng phí cho mình;
Sắp xếp nơi làm việc hợp lý đảm bảo nguyên tắc.: Cái gì cần cho sản xuất thì mới được để nơi sản xuất. Đồ đạc – trang thiết bị – dụng cụ – nguyên vật liệu sắp xếp sao cho an toàn, đảm bảo tính sẵn có, thuận tiện cho sản xuất;
Cần có biện pháp quản lý quá trình phù hợp với đặc điểm của mình để đạt hiệu quả cao trong quản lý….

CÁCH CẢI TIẾN QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT THÔNG QUA MÁY DÁN NHÃN

Đối với các doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ thì không thể không nói tới khâu đóng gói sản phẩm.
Quá trình này cần phải nhanh, chính xác. Chính vì vậy sản phẩm máy dán nhãn đã ra đời.
Nhằm đáp ứng được mong muốn của khách hàng trong việc tối ưu các loại lãng phí trong sản xuất.

SỬ DỤNG NGAY: 1 chiếc máy dán nhãn = 5 người dán tay liên tục

=> Sử dụng máy dán nhãn – Tiết kiệm thời gian – tiết kiệm chi phí nhân công.
Dán nhanh , chính xác, tạo độ thẩm mỹ cao.

XEM NGAY: Các loại máy dán nhãn doanh nghiệp lựa chọn nhiều nhất năm 2021

An Thành – Đơn vị cung cấp máy dán nhãn hàng đầu khu vực Miền Bắc

Sở hữu xưởng máy với đầy đủ các dòng máy dán nhãn bao gồm:

  • Máy dán nhãn tự động / bán tự động
  • Máy dán tem chai tròn/ vuông/ dẹt…
  • Đến ngay AN THÀNH để được trải nghiệm sử dụng miễn phí ngay hôm nay nhé !

Chúc quý doanh nghiệp sẽ có những bài học bổ ích về việc loại bỏ các lãng phí trong sản xuất nhé !

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *