1. Máy in mã vạch là gì?
Máy in mã vạch (barcode printer) còn được gọi là máy in tem nhãn (label printer) là thiết bị ngoại vi được kết nối với máy tính có chức năng in thông tin và mã vạch (layout) lên bề mặt tem nhãn (label) theo yêu cầu người dùng.
Máy in mã vạch dùng công nghệ in truyền nhiệt (thermal transfer) hoặc in trực tiếp (direct thermal) sẽ nâng cao tốc độ in và đảm bảo chất lượng mã vạch khi in.
Điểm nổi bật của máy in mã vạch là có hệ thống cảm biến (sensor) giúp máy in hiểu rõ và chính xác các quy cách con tem, giúp máy in in thông tin gọn vào trong từng con tem, đồng thời nhờ hệ thống sensor nên máy in mã vạch sẽ có những chức năng nổi bật mà trên các loại máy in khác không có như cắt nhãn tự động, xé nhãn tự động hoặc bóc nhãn tự động.
2. Phân loại máy in tem nhãn
Việc phân loại máy in chủ yếu được dựa vào tốc độ in, kết cấu khung sườn và độ phân giải là chính. Để lựa chọn máy in phù hợp với ứng dụng của khách hàng, khách hàng phải hiểu rõ sản lượng tem in, chất lượng và chất liệu tem in. Vì thế, máy in mã vạch được nhà sản xuất phân ra làm 3 loại cơ bản:
2.1. Máy in mã vạch để bàn (Desktop Printer)
– Là loại máy in nhỏ gọn, độ phân giải và tốc độ in nhỏ nhất trong các loại máy in mã vạch, chiều dài cuộn giấy thông thường là 50 mét. Máy in này thường để ứng dụng trong môi trường văn phòng với sản lượng tem in ít như các cửa hàng thời trang, cửa hàng hoa quả hoặc siêu thị mini, điểm bán vé…
-Các model máy in thường dùng là: các model máy thông thường như Godex G500, Zebra, brother…
2.2. Máy in mã vạch công nghiệp nhẹ (Light Industrial Printer):
– Máy in hơi to, thường nắp phủ (cover) làm bằng nhựa plastic nên khối lượng trung bình. Tốc độ in vừa phải và hỗ trợ độ dài giấy lên tới 150 mét. Thường dùng trong môi trường kho vận, siêu thị lớn hoặc dùng cho chính phủ.
– Các model tiêu biểu như; ZM400 / ZM600 của Zebra; CL-408 / CL-412 của Sato…
2.3. Máy in mã vạch công nghiệp nặng (Heavy Industrial Printer):
– Máy in to hơn, khung sườn chắc chắn được cấu tạo bằng thép giúp nâng cao tốc độ in lên tối đa 13 ips. Thích hợp trong các ứng dụng in tem mã vạch trong dây chuyền sản xuất với số lượng in hàng loạt cực kỳ lớn.
-Điển hình là các model 110Xi4/140Xi4/170Xi4/220Xi4 của Zebra; LM408e/LM412e của Sato…
3. Vật tư, phần mềm đi kèm:
– Điểm đặc biệt khi sử dụng máy in mã vạch là dùng tem nhãn dạng cuộn (roll). Với cấu tạo này sẽ hỗ trợ tối đa việc kiểm soát in ấn, dễ bóc tách các con tem cũng như định số lượng tem cụ thể, tránh lãng phí.
– Mực in mã vạch cũng được cấu tạo đặc biệt, mực in dạng cuộn và chất liệu in sẽ giúp mã vạch in ra đạt tiêu chuẩn về độ dài, độ nét. Điều này giúp máy quét mã vạch nâng cao tốc độ giải mã hơn các con tem in bằng công nghệ khác như laser hoặc phun.
– Phần mềm in mã vạch cũng là một ứng dụng quan trọng để tạo ra chất lượng con tem như ý. Các phần mềm in mã vạch chuyên dụng nổi tiếng trên thị trường là BarTender của SEAGULL hoặc Label Matrix của TEKLYNX.
6 lời khuyên cho việc lựa chọn máy in tem nhãn mã vạch.
Chọn lựa máy in tem nhãn rất quan trọng, nó quyết định đến năng suất và sản lượng hàng hóa của bạn, hãy đọc hết bài viết này, nó giúp ích đến 99% cho công việc của bạn.
Khi bạn đã sẵn sàng để tích hợp in tem nhãn mã vạch vào doanh nghiệp của bạn, bạn có nhiều đơn vị để lựa chọn. Trước khi bạn đầu tư vào một máy in nhãn mã vạch, cần dành thời gian tìm hiểu làm thế nào để sử dụng máy in của bạn, do đó bạn có thể cân nhắc yếu tố sau vào các tùy chọn của bạn.
1, Phương pháp in trên máy in mã vạch.
Để có được những phẩm chất cần thiết cho mã vạch của bạn, chọn một trong ba loại công nghệ máy in nhãn mã vạch nhiệt: trực tiếp nhiệt, truyền nhiệt, và phun mực.
2, Độ phân giải của máy in tem nhãn.
Mã vạch yêu cầu phải rõ ràng để có thể đọc và quét được. Các ký hiệu mã vạch bao gồm một loạt các thanh với các độ rộng khác nhau, khi mua một máy in tem nhãn mã vạch nhiệt, bạn nên xem xét độ phân giải, có thể dao động từ 203 chấm trên mỗi inch (dpi), 300 dpi hoặc thậm chí 600 dpi cho các ứng dụng đặc biệt. Các chỉ số chấm trên mỗi inch càng cao thì độ phân giải càng mịn. Một mã vạch được in ở 200dpi sẽ không được rõ ràng như một máy in 300 dpi.
Sự khác biệt về chi phí giữa 203 và 300 dpi chỉ là danh nghĩa nếu mã vạch của bạn đủ lớn, 203 dpi là tốt. Nhưng nếu bạn đang sử dụng một máy in nhãn mã vạch để sản xuất mã vạch có mật độ cao, mã vạch 2D, phông chữ tốt, hoặc đồ họa chi tiết, hãy xem xét việc lựa chọn một máy in có độ phân giải cao hơn.
Máy chạy liên tục 24/24 hay chạy 60 phút/ngày, tem mã vạch 1D hoặc 2D. Hãy quan tâm những yếu tố này.
3, Khối lượng tem nhãn được in trong một ngày mà máy in mã vạch phải in.
Một số máy in mã vạch được thiết kế để xử lý một khối lượng lớn sản lượng nhãn, trong khi những máy khác phù hợp cho với nhu cầu in ấn nhỏ lẻ. Nếu bạn đang sử dụng một máy in tem nhãn mã vạch cho thỉnh thoảng, in ấn theo yêu cầu, tốc độ in không phải là một vấn đề, nhưng bạn chắc chắn không muốn làm chậm sản xuất vì máy in của bạn không thể theo kịp với một mật độ cao hơn thì nên chọn những dòng máy công nghiệp.
4, Kích thước con nhãn sử dụng trên máy in mã vạch.
Máy in khác nhau sẽ có những chức năng khác nhau, một máy in nhỏ thường có thể chứa nội dung nhãn lên đến bốn inch chiều rộng. Nếu bạn cần một máy in nhãn mã vạch mà có thể sản xuất các nhãn rộng hơn, bạn có thể sử dụng nhiều dòng máy công nghiệp với độ rộng nhãn in lên đến 168mm.
Tùy vào mục đích và nhu cầu sử dụng mà có thể chọn lựa các loại máy có thể in bề ngang con nhãn từ 104mm đến 172mm.
5, Khả năng kết nối của máy in mã vạch.
Máy in nhãn mã vạch của bạn sẽ được để ở một nơi hay bạn cần một máy in di động. Nếu muốn kết nối bạn cần phải kết nối nó thông qua Ethernet, USB, Wireless hoặc các cổng song song. Hãy chắc chắn máy in bạn chọn được trang bị những chức năng cần thiết để kết nối với mạng hiện tại của bạn.
Từng dòng máy sẽ được thiết kế khác nhau, có thể có các cổng kết nối như USB 2.0, tốc độ cao, RS-232 Serial, 10/100 Ethernet, Bluetooth 2.1, USB Host, Wifi
6, Khả năng tương thích của máy in mã vạch và phần mềm.
Các máy in tem nhãn mã vạch được chọn phải phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp bạn. Nếu bạn đang chạy trên một hệ thống ERP, SAP, kiểm tra để chắc chắn rằng các máy in bạn đang cân nhắc có sự kết nối và điều khiển các loại thiết bị để chạy song song với các hệ thống.
Dịch vụ sửa chữa máy in mã vạch MIỄN PHÍ TRÊN TOÀN QUỐC LIÊN HỆ : 0904 117 685
Tham khảo dịch vụ in tem nhãn cuộn giá rẻ trên toàn quốc tại website: https://labelbarcode.com.vn/ chắc chắn bạn sẽ hài lòng